Nguyên nhân bị vẩy nến , tràm , viêm da cơ địa và cách chữa trị

Nguyên nhân bị vẩy nến , tràm , viêm da cơ địa và cách chữa trị

Chào các bạn ,

Nếu bạn nào bị viêm da cơ địa , tràm hay vẩy nến thì thật thấy cuộc sống thật ác mộng . Không những ngứa ngáy khó chịu mà còn thấy mất về mặt thẩm mỹ .

Lúc nào cũng hoang mang sợ mọi người biết mình bị bệnh về da. Hôm nay , bác sĩ Kim Loan sẽ giúp các bạn tìm hiểu về căn bệnh này.

Bệnh vảy nến là gì?

Bệnh vảy nến là một bệnh viêm da mãn tính rất phổ biến. Theo thống kê, có khoảng 2-3 % dân số thế giới mắc phải bệnh này. Ở trạng thái bình thường, các tế bào da cũ sau khi chết đi sẽ bong ra và được thay thế bởi các tế bào da mới. Nhưng đối với bệnh nhân mắc vảy nến, quá trình trên diễn ra nhanh gấp 10 lần do hiện tượng tăng sinh tế bào, khiến các tế bào da cũ và mới không kịp thay đổi, tích tụ lại một chỗ tạo thành những mảng dày, có vảy trắng hoặc bạc.

Người mắc bệnh vảy nến không những có cảm giác đau đớn, ngứa ngáy mà còn chịu nhiều ảnh hưởng về mặt tâm lý khi có thể bị mọi người xung quanh xa lánh. Hiện nay ở Việt Nam, tỷ lệ người mắc bệnh vảy nến đang ngày càng gia tăng với nhiều dạng bệnh khác nhau.

Bệnh vảy nến có chữa trị được không?

Hiện nay có rất nhiều phương pháp điều trị vảy nến nhưng bệnh thường kháng trị hoặc dễ tái phát sau khi ngưng sử dụng thuốc. Các thuốc điều trị vảy nến hệ thống trước đây như methotrexate, cyclosporin và retinoids thường có nhiều độc tính và tác dụng phụ.

Nguyên nhân gây ra bệnh vẩy nến , á sừng và viêm da cơ địa 

Nguyên nhân bệnh vảy nến đến nay vẫn chưa được các nhà khoa học chứng minh rõ ràng nhưng có một điều chắc chắn là bệnh này có liên quan đến rối loạn đáp ứng miễn dịch qua trung gian tế bào và dấu ấn của cytokine. Theo đó, các tế bào lympho T trong cơ thể bệnh nhân có thể nhầm lẫn các tế bào khỏe mạnh là kẻ thù và tấn công, làm chúng bị tổn thương. Các yếu tố được cho là thuận lợi giúp gây ra bệnh bao gồm:

  • Yếu tố di truyền: Có 2 kiểu bệnh rõ ràng trong vảy nến: kiểu khởi phát sớm và kiểu khởi phát muộn. Vảy nến khởi phát sớm thường bắt gặp ở độ tuổi từ 16 đến 22. Kiểu này có diễn tiến bất ổn và khuynh hướng lan rộng toàn thân, được xác định là có liên quan chặt chẽ tới yếu tố di truyền. Trái lại, kiểu vảy nến khởi phát muộn thường gặp ở độ tuổi từ 57 đến 60. Kiểu này thường nhẹ hơn, khu trú hơn và có ít liên quan đến yếu tố di truyền.
  • Yếu tố ngoại sinh: Sinh bệnh học của vảy nến có thể chịu tác động của yếu tố môi trường. Các yếu tố ngoại sinh làm khởi phát bệnh ở những người có sẵn yếu tố di truyền tiềm tàng hoặc làm bệnh nặng thêm:
  • Chấn thương
  • Stress kéo dài
  • Bỏng nắng
  • Phẫu thuật
  • Dùng thuốc: một số loại thuốc như corticosteroid, beta blockers,… nếu sử dụng một thời gian dài sẽ có thể gây bệnh vảy nến
  • Nhiễm trùng da

Share this post

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.


Contact Me on Zalo